Nhiễm khuẩn bệnh viện và những nguy hại tiềm ẩn

nhiễm khuẩn bệnh viện

Nhiễm khuẩn bệnh viện là hậu quả không mong muốn trong công tác khám – điều trị bệnh. Nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian điều trị và đặc biệt là làm tăng chi phí điều trị. Nhiễm khuẩn bệnh viện xuất hiện với mật độ cao tại những cơ sở khám chữa bệnh không tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thực hành vô khuẩn cơ bản trong chăm sóc, điều trị người bệnh và ở những nơi kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế còn hạn chế.

Các yếu tố thuận lợi gây nên nhiễm khuẩn bệnh viện

  • Do nhiều người bệnh bị nhiễm khuẩn cùng vào bệnh viện khám, điều trị nên có nhiều vi sinh vật gây bệnh cư trú ở bệnh viện.
  • Do nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân đang mang mầm bệnh từ đó lây nhiễm cho người khác.
  • Những người có sức đề kháng kém và suy giảm hệ miễn dịch giúp cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
  • Những người vừa mới thực hiện xong ca phẩu thuật, tiểu phẩu, nội soi…làm tăng nguy cơ vi sinh vật xâm nhập qua da, niêm mạc.

Tác động của nhiễm khuẩn bệnh viện đến người bệnh

  • Tăng biến chứng và tử vong cho người bệnh.
  • Kéo dài thời gian nằm viện từ 5 – 17 ngày.
  • Tăng sử dụng kháng sinh dẫn đến tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật.
  • Tăng đề kháng kháng sinh.
  • Tăng chi phí điều trị.

=> Giảm chất lượng chăm sóc người bệnh; giảm sự hài lòng của người bệnh với bệnh viện.

Những phương pháp phòng tránh nhiễm khuẩn bệnh viện

Đối với cơ sở chăm sóc sức khỏe

  • Khử trùng dụng cụ y tế

Các dụng cụ y tế cần được tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật. Phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay vẫn là sử dụng máy tiệt trùng hơi nước. Hơi nước và áp suất cao giúp các công cụ dụng cụ được vô trùng tuyệt đối. Xử lý vô trùng cho dụng cụ y tế làm giảm tỷ lệ lây nhiễm khuẩn bệnh viện lên tới 80%.

  • Vệ sinh bề mặt cơ sở chăm sóc sức khỏe

Vệ sinh bề mặt cơ sở thăm khám nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm khuẩn bệnh viện. Sử dụng dung dịch khử khuẩn bề mặt chứa Hydrogen Peroxide để loại bỏ vi sinh vật lây nhiễm bám trên các bề mặt giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn.

  • Xử lý rác thải nhiễm khuẩn đúng quy định

Rác thải tại các bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm rất cao ra cộng đồng. Cần được phân loại và xử lý đúng cách. Rác thải y tế là mối nguy hiểm tiềm tàng cho cả nhân viên cơ sở cũng như bệnh nhân. Vì vậy, phân loại rác đúng nơi quy định là yêu cầu bắt buộc và cần thực hiện nghiêm ngặt.

  • Rửa tay

Các nhân viên y tế cần thường xuyên rửa tay sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân. Rửa tay là biện pháp quan trọng nhất để giảm khả năng lây nhiễm vi sinh vật từ da vật chủ sang da người khác. Hoặc từ chính các bộ phận trên cơ thể người bị bệnh.

Đối với bệnh nhân đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe để thăm khám và điều trị

  • Rửa tay

Thường xuyên rửa tay khi tiếp xúc các vật dụng trong bệnh viện như: bàn ghế, giường, tủ, cửa, toilet… Tránh đưa tay lên mặt, mắt, mũi.

  • Đeo khẩu trang

Khi trong cơ thể có bệnh truyền nhiễm, bệnh nhân cần đeo khẩu trang khi khám bệnh và điều trị. Mục đích nhằm tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Đồng thời tránh nhiễm thêm các loại vi sinh vật khác khi sức đề kháng của cơ thể đang kém.

  • Cách ly

Phương pháp này cần cả nhân viên y tế và người bệnh phối hợp thực hiện. Khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện, trong trường hợp nghiêm trọng cần cách ly để tránh lây nhiễm cộng đồng. Giúp các nhân viên y tế và cơ quan chức năng kiểm soát bệnh dịch.

Tanlongmed với 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế chuyên cung cấp các giải pháp Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn, Lab & Life Science và Y Tế Gia Đình. Tự hào là đơn vị phân phối chính thức của nhiều nhãn hàng nổi tiếng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tanlongmed không ngừng đổi mới và cải tiến sản phẩm nhằm đem đến cho khách hàng chất lượng, giá cả, mẫu mã tốt nhất và hiện đại nhất.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *